Khái niệm đầu tư đôi khi gây ra sự lẫn lộn đối với những người mới tiếp xúc với môn kinh tế vĩ mô. Sự lẫn lộn nảy sinh vì cái có vẻ là đầu tư của cá nhân lại không phải là đầu tư của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể.


Giả sử chúng ta quan sát thấy hai sự kiện sau đây: 
§  Ông Smith mua một căn nhà xây dựng 100 năm trước đây ở đại lộ Victoria 
§  Bà Jones xây dựng một ngôi nhà hiện đại mới toanh.

Tổng đầu tư ở đây là bao nhiêu? Một ngôi nhà, hai ngôi nhà hay không có ngôi nhà nào cả?

Khi quan sát 2 giao dịch này, các nhà kinh tế vĩ mô chỉ tính ngôi nhà của bà Jones vào đầu tư. Giao dịch của ông Smith không tạo ra ngôi nhà mới cho nền kinh tế, nó chỉ tái phân phối ngôi nhà hiện có. Việc mua nhà của ông Smith là đầu tư đối với ông Smith, nhưng lại là sự cắt giảm đầu tư của người  bán ngôi nhà. Ngược lại, bà Jones đã bổ sung thêm một ngôi nhà mới cho nền kinh tế, ngôi nhà mới của bà được gọi là đầu tư.

    Tương tự như vậy, chúng ta hãy xem xét 2 sự kiện sau:  
§ Merill mua của Lynch 5 triệu đôla cổ phiếu IBM trên thị trường chứng khoán Lynch Niu Oóc.
§ General Motor bán 10 triệu đôla cổ phiếu cho công chúng và sử dụng số tiền đó để xây dựng một nhà máy ôtô mới.
Ở đây, đầu tư là 10 triệu đôla. Trong giao dịch thứ nhất, Merill đầu tư vào cổ phiếu IBM, còn Lynch giảm đầu tư, không có sự đầu tư nào trong nền kinh tế cả. Ngược lại, General Motor sử dụng một phần sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế để bổ sung vào khối lượng tư bản của mình; bởi vậy nhà máy mới của nó được coi là đầu tư.

Quy tắc chung la những  hành vi mà chỉ tái phân phối tài sản hiện có giữa các cá nhân không được coi là đầu tư với nền kinh tế. Khái niệm đầu tư trong kinh tế vĩ mô gắn với việc tạo ra tư bản mới.


Theo N. Gregory Mankiw, Kinh tế vĩ mô, bản dịch tiếng Việt, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 

Kinh tế học : Đầu tư là gì ?